Hotline đặt hàng
Máy toàn đạc điện tử là gì?
Máy toàn đạc là một thiết bị điện tử / quang học được sử dụng trong khảo sát và xây dựng hiện đại , sử dụng máy kinh vĩ điện tử kết hợp với máy đo khoảng cách điện tử (EDM), đồng thời được tích hợp bộ vi xử lý, hệ thống thu thập và lưu trữ dữ liệu điện tử.
Dụng cụ này được sử dụng để đo khoảng cách dốc của vật thể tới dụng cụ, góc ngang và góc thẳng đứng. Bộ vi xử lý này cho phép tính toán dữ liệu được thu thập để tính toán thêm khoảng cách ngang, tọa độ của một điểm và mức độ giảm của điểm.
Dữ liệu thu thập từ máy toàn đạc có thể được tải xuống máy tính / máy tính xách tay để xử lý thêm thông tin.
Máy toàn đạc chủ yếu được sử dụng bởi các nhà khảo sát đất đai và kỹ sư dân dụng, hoặc để ghi lại các đối tượng địa lý như trong khảo sát địa hình hoặc để thiết lập các đối tượng địa lý (chẳng hạn như đường, nhà hoặc ranh giới). Chúng cũng được sử dụng bởi các nhà khảo cổ học để ghi lại các cuộc khai quật và bởi cảnh sát, nhà điều tra hiện trường tội phạm, nhân viên tái tạo tai nạn tư nhân và các công ty bảo hiểm để đo đạc hiện trường.
Nguyên tắc hoạt động của máy toàn đạc điện tử
Máy toàn đạc điện tử hoạt động dựa trên nguyên lý thu và phát. Théo đó, Điểm đặt máy toàn đạc điện tử sẽ được đặt bộ phận thu phát. Gương sẽ được đặt hệ thống phản hồi tín hiệu. Bộ phận phát tín hiệu sẽ truyền tải tín hiệu về hệ thống phản hồi, khi đó hệ thống phản hồi sẽ xử lí và trả lời lại hệ thống thu của máy.
Khoảng cách cần đo sẽ được xử lý theo công thức: D=vt/2
Trong đó: D là khoảng cách cần được đo
v: Vận tốc truyền tín hiệu (v=3.10^8 m/s)
t: Là thời gian tín hiệu đi và về.
Các chương trình đo đạc
- Bố trí điểm (S-O)
- Bố trí điểm đến cong (S-O Arc)
- Đo Offset: cạnh (Distance), góc (Angle), 2 cạnh – điểm khuất (2D), mặt phẳng (Plane), cột (Column)
- Đo góc (Angle); Đo cạnh (Distance); Đo Toạ độ (Coordinate)
- Đo khảo sát địa hình (Topography, Topo)
- Đo cạnh gián tiếp (Missing Line – MLM)
- Đo chiều cao không với tới (REM)
- Đo bình sai đường chuyền (Traverse)
- Điểm giao giữa 2 đường (Intersection)
- Đo trắc ngang (Xsection)
- Tính diện tích (Area): diện tích phẳng, diện tích nghiêng
- Bố trí điểm đến đường thẳng (S-O Line)
- Xác định điểm đến đường tham chiếu bất kỳ (Point To Line)
- Chiếu điểm lên đường tham chiếu (Point Project)
- Đo đường tuyến (Road): đường thẳng (Line), đường cong (Circular Curve), đường xoắn ốc (Spiral), parabol (Parabola), cong 3 điểm (3PT Curve), tiếp tuyến và giao tuyến (IP&Tan), tính toán đường tuyến (Aligment)…
Công dụng máy toàn đạc điện tử
Hiểu được các chương trình đo đạc của máy toàn đạc điện tử chúng ta có thể dùng nó để áp dụng vào các lĩnh vực:
- Dùng để đo đạc cho các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng: như dùng để định vị tim cọc để ép cọc, định vị tim trục để xây tường..hay chuyển điểm thiết kế ra thực địa ở thiết kế bố trí.
- Đo đạc giao thông, thủy lợi.
- Đo đạc khảo sát địa chính, khảo sát địa hình…thành lập bản đồ.
Sử dụng máy toàn đạc
- Mỗi dòng máy toàn đạc đều sẽ có cách sử dụng riêng. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng một số dòng máy toàn đạc phổ biến.
Hướng dẫn chi tiết sử dụng toàn đạc điện tử Nikon
- Để sử dụng máy toàn đạc Nikon, trước hết mọi người cần nắm rõ các phím chức năng của máy toàn đạc điện tử Nikon. Nắm rõ vị trí và chức năng chính của các bộ phận trên máy, mọi người sẽ biết cách máy toàn đạc điện tử Nikon một cách nhanh chóng, dễ dàng.
- Sau khi nắm được cấu tạo của máy, khi tiến hành sử dụng, mọi người chỉ cần tiến hành chọn công việc tương ứng.
- Bước 1. Đặt máy lên chân trụ, phải để máy cân bằng (phải chỉnh sao cho 2 bọt thủy tinh vào chính giữa).
- Bước 2. Mở máy, ấn phím Menu → chọn phím 1(Job) để nhập công việc cần tiến hành → sau khi nhập xong ấn creat → ấn Ent để tiến hành.
Cách dùng máy toàn đạc điện tử Sokkia
- Máy toàn đạc điện tử Sokkia là một trong những dòng máy toàn đạc được sử dụng phổ biến hiện nay. Cách dùng máy toàn đạc Sokkia cũng rất đơn giản. Trước hết mọi người cũng cần nắm rõ các phím chức năng của máy.
- Sau đó, nếu muốn sử dụng thì chỉ cần thao tác theo các bước đơn giản:
- Bước 1. Đặt máy tại vị trí cố định chắc chắn trên chân đế.
- Bước 2. Tiến hành mở máy, khởi động màn hình điện tử.
- Bước 3. Từ màn hình Data → Chọn Job → Ấn Ent, các Job xuất hiện trên màn hình; muốn chọn Job nào thì chọn vào Job đó → ấn Ent.
Cách dùng máy toàn đạc Leica
- Cách sử dụng máy toàn đạc Leicacũng tương tự như cách dùng máy toàn đạc điện tử khác. Trước hết mọi người cũng cần nắm rõ cấu tạo của máy trước khi sử dụng. Sau đó, chỉ cần mở máy tiến hành chọn Job để thực hiện đo trắc địa.
- Bước 1. Mở máy, từ trình Main Menu chọn 2 (Programs) → nhấn F1 vào Surveying.
- Bước 2. Từ Surveying nhấn F1 (Set Job) → nhấn F1 (New) để đặt tên công việc → nhấn F4 (OK) để hoàn thành.
Cách xác định tọa độ từ máy toàn đạc
- Để xác định tọa độ bằng máy toàn đạc, cần thực hiện theo các bước cụ thể như sau:
- Bước 1. Khai báo tên công việc: Nhấn F1 (Set Job) → nhấn tiếp F1 (New) để tiến hành đặt tên cho công việc → nhấn F4 (OK).
- Bước 2. Khai báo trạm máy: nhấn F2 (Set Station) → nhấn F1 (Input) để chọn tên trạm máy → nhấn F4 (Enh) để nhập tọa độ trạm máy; lần lượt theo thứ tự Y – X – H → nhấn F4 (OK).
- Bước 3. Khai báo điểm định hướng: nhấn F3 (Set Orientation) để khai báo phương vị khi đã biết góc định hướng hoặc một góc bất kỳ → Nhấn F1 (Manual Angle Setting) → Nhập góc phương vị tại dòng Bearing → Nhập cao gương tại dòng: Hr → Nhập tên điểm định hướng trạm máy tại dòng: BS ID → nhấn phím H3 (Hz=0) để quy 0 góc định hướng → Nhấn F3 (Rec) để ghi lại góc định hướng trạm máy đã đặt.
- Bước 4. Bắt đầu đo, nhấn F4 (Start).
Một số lưu ý khi sử dụng thiết bị toàn đạc
- Trong quá trình sử dụng máy toàn đạc, mọi người cần chú ý:
- Không được đặt máy toàn đạc điện tử xuống đất, chỉ đặt máy trên chân máy. Giữa máy và đế máy phải được cố định bởi hệ thống vít chắc chắn.
- Không dùng máy tại những địa điểm gần mỏ than hoặc gần các trạm điện biến áp.
- Nên để máy ở những nơi râm mát, không để máy ở dưới ánh nắng trực tiếp quá lâu. Sau khi sử dụng máy ở dưới trời nắng, cần để máy ở nơi râm mát khoảng 15 phút, sau đó mới cất máy.
- Không dùng ống kính ngắm khoảng cách đối diện với mặt trời; vì khi đối diện với mặt trời sẽ dễ làm hỏng bộ phận quang học của máy.
- Khi vệ sinh máy, không nên dùng chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm mất các kí tự được in trên máy.
- Trong quá trình di chuyển, cần tránh không để máy bị xóc, dao động mạnh.
Máy toàn đạc điện tử giá bao nhiêu
STT | Tên máy | Giá |
1 | Giá máy toàn đạc điện tử Topcon | Liên hệ |
2 | Giá máy toàn đạc điện tử Leica | Liên hệ |
3 | Giá máy toàn đạc điện tử Nikon | Liên hệ |
4 | Giá máy toàn đạc điện tử Trimble | Liên hệ |