Máy Thủy Bình

Hiển thị tất cả 5 kết quả

Máy thủy bình là loại máy được ứng dụng chủ yếu trong ngành xây dựng, trắc địa, đo đạc bản đồ… Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng và đủ về loại máy này dẫn đến việc sử dụng đo chưa chính xác. Dưới đây là những thông tin tổng hợp chi tiết về máy thủy bình!

Máy thủy bình là gì?

Máy thủy bình trong tiếng Anh là Automatic Level surveying, là loại công cụ trắc địa hỗ trợ cho công tác đo đạc tại các nhà xưởng, đơn vị xây dựng, địa chất… hoặc dẫn độ cao dẫn cao độ để thành lập bản đồ.

Máy thủy bình là công cụ chuyên nghiệp có thể thiết lập hoặc xác minh các điểm trong cùng một mặt phẳng nằm ngang. Do đó, các nhà xây dựng, kỹ sư, nhà thầu, nhà khảo sát địa chất sử dụng loại máy này để lập kế hoạch cho việc lên cấu trúc công trình và đảm bảo độ chắc chắn của cấu trúc.

Đối với loại máy này, mia đo cao là công cụ đi kèm không thể thiếu khi sử dụng. Trong đó, mia là một loại thước dùng trong đo cao hình học, trên mia có khắc vạch. Độ dài mia thường từ 2-5m. Phân loại mia tùy theo từng loại máy sử dụng giúp hỗ trợ cho công việc đo đạc.

Nhiều máy thủy bình hiện nay được trang bị các tính năng đặc biệt giúp chúng làm việc tốt ở các môi trường gồ ghề, bụi bẩn hoặc ẩm ướt. Do đó, người dùng có nhiều sự lựa chọn về máy thủy lực hơn phù hợp với nhu cầu.

Phân loại máy thủy bình

Có nhiều cách phân loại máy thủy bình, trong đó:

Dựa vào nguyên lý hoạt động

Bao gồm máy thủy bình tự động và máy thủy bình điện tử. Dưới đây là bảng so sánh hai loại máy này:

Dựa vào chức năng

Căn cứ vào chức năng, máy thủy bình được phân loại thành máy thủy bình tự động đo thông thường và máy thủy bình tự động đo chính xác cao. Trong đó, máy thủy bình tự động đo thông thường là loại máy thông dụng, được dùng nhiều với các công trình xây dựng dân dụng. Máy thủy bình tự động đo chính xác cao thường dùng cho đo đạc yêu cầu độ chính xác cao.

Cấu tạo và tính năng máy thủy bình

Cấu tạo máy thủy bình

Cấu tạo của máy thủy bình bao gồm hai bộ phận chính là bộ phận ngắm và cân bằng máy. Trong đó, bộ phận ngắm gồm có ống kính, thị kính, vật kính và ốc điều quang. Bộ phận cân bằng máy bao gồm: ba ốc cân bằng, ống thăng bằng hoặc bộ phận tự điều chỉnh tiêu ngắm. Ngoài ra, tùy từng dòng máy thủy bình mà cấu tạo chi tiết sẽ có những điểm khác biệt.

Phần bộ phận ngắm có chứa các dấu chữ thập và một loạt các dấu sao ngang, giống như các dấu trên thước kẻ. Các dấu thập thiết lập điểm mức trên một khu vực được nhắm mục tiêu, với một đường ngang dài đánh dấu mặt phẳng nằm ngang và các dấu điểm cho phép tính toán khoảng cách. Điểm ngắm thường có tỷ lệ 100: 1, nghĩa là 0,5 mét giữa các điểm ngắm này thể hiện khoảng cách 50 mét đến mục tiêu.

Lăng kính xoay bên trong được gọi là cơ chế bù bên trong và nó cho phép máy thủy bình đạt độ chính xác cực cao vì giúp loại bỏ sự thay đổi được tìm thấy trong các phép đo mức thủ công. Người dùng có thể đặt các mức này ngay cả trên các bề mặt không bằng phẳng và được đảm bảo về số đọc chính xác.

Tính năng của máy thủy bình

Máy thủy bình ra đời nhằm mục đích thiết lập các giá trị độ cao vật lý, làm đường bình độ cho địa hình cần xác định hoặc tính toán chênh lệch độ cao giữa các địa hình, địa vật, cụ thể như sau:

– Dùng để truyền cao độ vật lý giữa 2 điểm A, B

Ví dụ: Muốn xác định độ chênh cao giữa A và B. Người dùng chỉ cần dùng máy thủy bình ngắm và đọc số mia tại vị trí A (a) và vị trí B (b). Sau đó lấy a-b=c, sẽ có được độ chênh cao giữa A,B; rồi lấy độ chênh cao trong phép tính (c) cộng với cao độ 1 trong 2 điểm, ta sẽ được cao độ của điểm còn lại.

– Xác định cao độ của một vị trí

Phương pháp truyền cao độ cũng được dùng để áp dụng cho các bài toán trắc địa yêu cầu độ chính xác cao như dẫn tuyến thuỷ chuẩn từ các điểm gốc về chân công trình hoặc dùng trong các công tác quan trắc lún,… có thể kể tới rất nhiều ứng dụng trong trắc địa nhờ phương pháp đo cao này, được gọi là đo cao hình học.

– Đo khoảng cách từ máy đến mia

Với hệ thống chỉ chữ thập khắc chính xác, người dùng có thể xác định khoảng cách từ máy tới vị trí đặt mia với độ chính xác hàng cm. Máy thủy bình đo khoảng cách bằng lưới chỉ chữ thập theo công thức d = (a-b)100 (trong đó a là số đọc chỉ trên, b là số đọc chỉ dưới, 100 là hằng số nhân).

– Đo góc

Kết quả đo góc được ứng dụng trong  làm phương hướng sơ bộ nhằm xác định hướng dễ dàng hơn cho người đo. Đo góc chỉ là một tính năng đi kèm của máy, tính ứng dụng không cao bằng các phép đo trên.

Facebook (24h/7)
Zalo (24h/7)
0902129699 (24h/7)
Home